Penalty là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong bóng đá. Trọng tài là người quyết định có thổi luân lưu hay không tùy thuộc vào tình huống phạm lỗi. Hoặc phân thắng thua khi kết thúc 120 phút thi đấu mà hai đội chưa thể tự định đoạt. Nếu là một tín đồ của túc cầu, bạn đã thực sự hiểu về luân lưu là gì chưa?
Đá penalty là gì?
Đá penalty hay còn có tên gọi khác là: đá luân lưu, phạt đền, đá 11 mét. Trong tiếng Anh Penalty nghĩa là hình phạt. Đây là một kiểu đá ở môn thể thể thao Vua. Vị trí của quả đá được tính từ khung thành đến người thực hiện. Hầu hết các cú đá Penalty trong bóng đá đều có thể chuyển hóa thành bàn thắng dù thủ môn cực kỳ tài giỏi.

Đá penalty là như thế nào?
Đá luân lưu mang tính chất quyết định, nhất là ở những cuộc chạm trán tỷ số thấp. Nếu đá trượt Penalty thường sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của cầu thủ bởi họ đã bỏ lỡ một cơ hội cực kỳ “ngon ăn”. Ngược lại, đội chiến thắng ở pha bóng này sẽ có lợi thế rất lớn.
Luật đá Penalty được công nhận khi nào?
Penalty vừa là cơ hội vừa là thách thức với các cầu thủ. Vậy khi nào được đá penalty?
Đá penalty là một pha thi đấu đặc biệt trong môn bóng đá, thường diễn ra sau khi kết thúc thời gian thi đấu chính thức và hiệp phụ (nếu có) của một trận đấu vẫn không thể xác định được đội thắng. Trong loạt đá penalty, mỗi đội sẽ thực hiện lần lượt các quả đá từ khoảng cách 11 mét (12 yards) khỏi khung thành. Thủ môn của đội bên kia cố gắng ngăn chặn bóng để ngăn đối thủ ghi bàn.
Đá penalty bao nhiêu quả phụ thuộc vào quy định của ban tổ chức, tuy nhiên thông thường thì mỗi đội có cơ hội thực hiện 5 quả penalty ban đầu. Nếu sau 5 quả này mà vẫn chưa có đội thắng, loạt đá penalty sẽ tiếp tục với mỗi đội thực hiện một quả cho đến khi có đội thắng cuộc (loạt đá penalty đảo ngược), nghĩa là đội nào ghi bàn và đội kia không ghi thì đội ghi bàn sẽ thắng.
Đá penalty có tính chất kịch tính và thường quyết định kết quả của một trận đấu quan trọng khi không có đội nào thể hiện sự vượt trội sau thời gian thi đấu chính thức và hiệp phụ.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về luật thay người trong bóng đá cũng đang rất nhiều quan tâm hiện nay.
Lỗi đá phạt luân lưu là gì?
Trong luật đá penalty, khi thực hiện cầu thủ mắc một số lỗi sau đây sẽ bị tính là phạm lỗi phạt đền. Cụ thể:
- Lỗi thuộc về đội phòng ngự: trước khi thực hiện đá phạt, bàn thắng được ghi và được công nhận. Nếu không sẽ đá lại.
- Lỗi thuộc về đội đá phạt: nếu bàn thắng được ghi, thực hiện đá lại. Nếu không, đội tấn công bị phạt gián tiếp thực hiện ngay tại vị trí phạm lỗi.
- Trường hợp cả hai đội cùng mắc lỗi, thực hiện đá lại.
- Trường hợp cầu thủ đá phạt chạm vào bóng lần hai khi chưa cầu thủ nào chạm bóng (tính cả tình huống bóng đập vào xà, cột dọc bật ra và không chạm vào thủ môn) sẽ bị một quả phạt gián tiếp thực hiện ngay tại vị trí đó.
- Trọng tài là người có quyền quyết định rút thẻ vàng với những cầu thủ vi phạm luật sút penalty như: cố tình xâm nhập vào khu vực cấm địa nhiều lần. Mặc dù vậy, trên thực tế trường hợp này rất ít xảy ra.
Luật đá luân lưu là như thế nào?
Hình thức đá phạt trực tiếp có khả năng mang về bàn thắng rất cao. Trường hợp cầu thủ đội đối phương phạm lỗi, trọng tài sẽ ra hiệu đội còn lại hưởng phạt đền. Theo đó, họ sẽ cử một cầu thủ thực hiện.

Luật đá luân lưu
Sau tiếng còi của trọng tài, quả phạt thực hiện. Bàn thắng được tính nếu bóng đi qua vạch vôi và bay vào khung thành. Đồng thời kết thúc khi bóng không còn lăn trên sân.
1. Cách đá luân lưu bình thường
Trong luật đá luân lưu, người thực hiện phải đứng tại chấm phạt khoảng cách 11m so với khung thành. Tất cả các cầu thủ trong đội hưởng phạt đền đều có quyền tham gia. Thông thường, chuyên gia đá phạt hoặc chân sút xuất sắc nhất sẽ được huấn luyện viên lựa chọn.
Khi bắt đầu, tất cả cầu thủ trên sân (trừ hai thủ môn) phải đứng ở ngoài khu vực cấm địa và cách chấm phạt đền ít nhất 9m15 đến lúc cú đá được thực hiện. Thủ môn đội chịu phạt phải đứng trong khung thành, trên vạch vôi và hướng về phía bóng. Đồng thời, chỉ di chuyển theo chiều ngang của vạch mà không được lùi lại hay di chuyển lên phía trên.

Luật đá phạt đền bình thường
Những cầu thủ đứng ở phía ngoài sẽ được phép tham gia vào pha bóng để đá bồi nếu thủ môn đẩy ra hoặc bóng trúng vào xà ngang bay ra ngoài. Với tình huống này, bàn thắng tính như bình thường. Cầu thủ thực hiện đá phạt không được phép sút bóng lần thứ 2 cho dù đã bật ra từ cột dọc mà chỉ đá bồi khi thủ môn đấm bóng ra hay đã chạm vào một chân sút khác.
2. Cách đá phối hợp
Khi thực hiện phạt đền, cầu thủ có thể phối hợp với đồng đội. Với cách này, chân sút đá phạt sẽ đẩy bóng nhẹ về phía trước. Sau đó, cầu thủ ở phía sau chạy lên và thực hiện cú sút mang về bàn thắng. Tất nhiên tình huống này đã được bàn bạc chiến thuật từ trước.

Cách đá phối hợp
Mặc dù vậy, nếu sử dụng cách đá phối hợp, cầu thủ thứ 2 phải đứng cách chấm phạt đền 9m15. Pha bóng này sẽ làm thủ môn bất ngờ, không kịp trở tay nên bàn thắng đến dễ dàng hơn. Trong bóng đá hiện đại lối đá như trên không được sử dụng nhiều do tâm lý căng thẳng dễ dẫn đến sai sót. Thay vào đó, huấn luyện viên thường lựa chọn một cầu thủ đá phạt trực tiếp.
3. Đá lại penalty
Nếu trước khi pha bóng được thực hiện, thủ môn bắt bóng di chuyển lên phía trên thì quả đá penalty phải đá lại. Ngoài ra, một số tình huống phải thực hiện lại cú đá như: cầu thủ đá bóng trước khi tiếng còi của trọng tài vang lên, các cầu thủ khác di chuyển, chạy vào khu vực cấm địa. Tuy nhiên, phần lớn đều do thủ môn.
Một số lưu ý khi đá phạt penalty
Trong đá phạt đền, các cầu thủ cần nắm một số lưu ý để tình huống diễn ra thuận lợi. Cụ thể như sau:
- Cầu thủ sút phạt chỉ làm động tác giả trong lúc chạy đà. Nếu đã kết thúc chạy đà không được phép thực hiện. Trường hợp làm động tác giả mà bóng bay vào lưới sẽ phải đá lại. Đồng thời bị phạt một thẻ vàng.
- Những cầu thủ còn lại sẽ tham gia vào pha bóng bằng cách kết hợp với chân sút thực hiện để mang về bàn thắng. Cầu thủ này phải đứng cách khung thành 9,15m.
- Khi thực hiện đá phạt, đội đối thủ phạm lỗi và bàn thắng không được công nhận sẽ đá lại. Trường hợp cầu thủ đội đối phương phạm lỗi, bàn thắng không công nhận và đá lại. Nếu lỗi thuộc về cả hai đội thì phạt đền đương nhiên thực hiện lại.
Bên cạnh đó, lính mới bước vào lĩnh vực banh bóng nên tìm hiểu thêm trình bày luật bóng ngoài cuộc để biết rõ hơn về những quy định về bộ môn này.
Kết luận
Penalty là gì và chi tiết cách đá phạt đền đã được làm rõ tại trang xem Bóng Đá Lu VIP. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội mang đến bàn thắng cho đội bóng hưởng quả phạt. Tuy nhiên, các cầu thủ cần nắm rõ luật cũng như cách đá cụ thể để nâng cao tỷ lệ thành công.
Tham khảo thêm LW là gì? Để trở thành dân chơi đích thực trong bộ môn Vua thể thao ngay và luôn.