Treo giò là gì là câu hỏi mà nhiều người hâm mộ tại các diễn đàn trang cá cược còn chưa có lời giải đáp chính xác. Các án phạt sẽ khác nhau trong mỗi tình huống, giải đấu cụ thể. Tất cả sẽ được báo thể thao Bóng đá Lu PC giải đáp chi tiết trong khuôn khổ bài viết này.
1. Treo giò là gì? Tìm hiểu án treo giò trong bóng đá là gì?

Bị treo giò là gì
Treo giò là hình thức đình chỉ mọi hoạt động của vận động viên (Thuộc bất cứ môn thể thao nào) vi phạm kỷ luật.
Tương tự, luật treo giò trong bóng đá dựa trên sai phạm của cầu thủ mà có những hình thức kỷ luật khác nhau. Với lỗi nhẹ thông thường bị cảnh cáo đến cấm thi đấu 1 trận kế tiếp, các lỗi nặng hơn sẽ cấm ra sân từ 2 – 3 trận. Cá biệt có những trường hợp vi phạm kỷ luật rất nặng, sẽ bị cấm từ vài năm cho đến vĩnh viễn không được tham gia mọi hoạt động trong ngành.
Các án phạt treo giò trong bóng đá tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng mà được đưa ra bởi câu lạc bộ, đơn vị quản lý giải đấu kết hợp cùng liên đoàn của nước sở tại hoặc cả FIFA vào cuộc.
2. Thời gian treo giò cầu thủ trong bao lâu?

Nhận thẻ đỏ ăn án treo giò
Thời gian cầu thủ bị cấm thi đấu phụ thuộc vào số thẻ cầu thủ nhận trong trận hoặc cả giải đấu. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, án phát phụ thuộc vào tính chất nguy hại của vụ việc; được thống nhất ra quyết định bởi một hoặc đồng thời các cơ quan quản lý: Câu lạc bộ chủ quản, ban tổ chức giải đấu, liên đoàn bóng đá quốc gia, khu vực hoặc FIFA trực tiếp vào cuộc.
Có thể thấy luật treo giò tuy có bộ khung xương sống nhưng được vận hành rất mở, linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp vụ việc và cá nhân cụ thể.
2.1 Nhận một thẻ vàng bị treo giò mấy trận?
Trong các môn thể thao, đặc biệt có tính tập thể cạnh tranh cao như bóng đá, việc các cầu thủ phạm lỗi là điều không thể tránh khỏi. Thông thường các trọng tài sẽ chỉ nhắc nhở mà không rút thẻ với những tình huống ham bóng, vô ý phạm lỗi nhẹ hoặc những tranh cãi nhỏ giữa các cầu thủ.
Khi tình huống căng thẳng hơn, có nguy cơ bùng phát tranh cãi lớn, nguy cơ gây chấn thương cao hoặc phạm lỗi phòng ngự trong một tình huống có thể thành bàn. Trọng tài sẽ rút một thẻ vàng cảnh cáo, nhắc nhở các cầu thủ cần làm chủ hành vi của mình. Án phạt này chỉ mang tính nhắc nhở, cầu thủ không dính án treo giò.
Tất nhiên, luật treo giò thẻ vàng đã quy định rõ, số lần nhận thẻ sẽ được tính cộng dồn và tùy vào thể lệ từng giải đấu quy định mà có cách tính khác nhau. Thông thường, từ 3 đến 5 thẻ cộng gộp sẽ thành một thẻ đỏ. Cầu thủ nhận án phạt sẽ phải nghỉ thi đấu ít nhất một trận trở lên.
2.2 Nhận hai thẻ vàng treo giò mấy trận?
Như đã nói ở trên, khi tình huống phạm lỗi tới một mức độ nhất định, được quy định rõ trong điều lệ giải. Cầu thủ chắc chắn nhận thẻ vàng phạt cảnh cáo. Lịch sử số thẻ phạt đã nhận sẽ được cộng gộp tính thành thẻ đỏ tùy theo điều lệ từng giải đấu. Câu hỏi đặt ra là nếu cầu thủ nhận 2 thẻ vàng trong cùng một trận thì án treo giò cầu thủ là gì?
Ở tất cả các giải, cầu thủ nhận 2 thẻ vàng liên tiếp trong cùng một trận, được tính là một thẻ đỏ. Cầu thủ ngay lập tức phải rời sân. Người nhận án phạt này sẽ bị cấm thi đấu ít nhất một trận. Tùy theo mức độ nghiệm trọng của vấn đề mà số trận cấm đá có thể tăng thêm, cùng chế tài phạt nguội đi kèm.
2.3 Nhận thẻ đỏ trực tiếp treo giò mấy trận?
Trong luật treo giò thẻ đỏ được giới chuyên môn phân biệt rất rõ thành hai trường hợp:
- Thẻ đỏ gián tiếp: Tình huống nhận hai thẻ vàng trong cùng một trận đã được nhắc đến ở trên.
- Thẻ đỏ trực tiếp: Dù trước đó chưa dính bất kỳ lỗi nào vẫn bị truất quyền thi đấu, đuổi ra khỏi sân ngay lập tức.
Tình huống rời sân trực tiếp này là án phạt dành cho các lỗi thô bạo có thể gây chấn thương nặng, lâu dài hoặc vĩnh viễn cho cầu thủ đối phương. Ngoài ra, những hành vi như thiếu tôn trọng, xúc phạm đồng đội, đội bạn, ban huấn luyện, khán giả và trọng tài cũng có thể ăn thẻ đỏ.
Thông thường, án phạt khi ăn thẻ đỏ bị cấm đá 1 trận kế tiếp. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, hành vi thực tế là lỗi thô bạo, miệt thị, coi thường luật. Cầu thủ có thể bị cấm lên đến 5 – 10 trận cùng các án phạt nguội rất nặng khác. Cá biệt có thể cấm vĩnh viễn tham gia mọi hoạt động trong bóng đá.
2.4 Án phạt treo giò hành vi dàn xếp tỷ số và bán độ

Giải đáp: Treo giò là gì?
Ngoài những án phạt kể trên, có rất nhiều hình thức kỷ luật khác nặng hơn rất nhiều. Đầu năm 2022 vừa qua, có ít nhất 45 cầu thủ môn bóng đá nam của Lào được FIFA xướng tên. Các trường hợp này cùng nhận án phạt cấm thi đấu suốt đời từ Liên đoàn bóng đá thế giới vì hành vi dàn xếp tỷ số, bán độ trong thời gian dài của mình.
2.5 Án phạt treo giò hành vi sử dụng chất cấm
Năm 1991, cậu bé vàng Maradona của người Argentina cũng đã nhận án phạt cấm thi đấu trong 15 tháng vì dương tính với cocaine. Đến World Cup 1994 trên đất Mỹ, huyền thoại này một lần nữa bị đuổi khỏi giải khi tiếp tục dương tính với chất ephedrine.
Đến đây bạn đọc cũng đã hiểu án phạt treo giò là gì và được thực thi ra sao. Tùy vào từng tình huống thực tế mà mức phạt có thể được giữ nguyên, tăng nặng hoặc xem xét cân nhắc giảm nhẹ.
FIFA có xu hướng tạo điều kiện cho các trận cầu bán kết, chung kết của các giải đấu lớn thêm hấp dẫn. Những cầu thủ nhận thẻ vàng hoặc đỏ có thể được xem xét xóa bỏ để tham gia thi đấu các trận cuối quan trọng.
Tuy nhiên, với những hành vi phi thể thao, xúc phạm tổ trọng tài, khán giả v.v… hay các hành vi phạm lỗi ác ý gây chấn thương nặng hoặc cầu thủ có xu hướng bạo lực hầu như không được giảm án.
Ngày nay, quy định càng ngày chặt chẽ hơn, liên tục được cập nhật kịp thời theo xu thế thay đổi của bóng đá hiện đại. Ngay cả luật việt vị mới nhất của FiFa cũng có nhiều điểm khác so với trước đây, có tính thực tế cao và mang lại công bằng hơn cho các cầu thủ.
3. Luật treo giò C1
Trước ngày 18/7 năm 2014, tại đấu trường Champions League, các đội bóng lớn khi vào sâu trong giải thường phải đối diện với việc thiếu lực lượng nòng cốt. Lý do là bởi UEFA quy định cầu thủ nhận 3 thẻ vàng ở bất kỳ đấu trường nào tại châu Âu thì người đó sẽ bị cấm thi đấu 1 một trận.

Luật C1: Án treo giò là gì?
Tuy nhiên, kể từ sau khi Liên đoàn bóng đá châu Âu thay đổi luật thì tình hình đã khác rất nhiều. UEFA đã cho phép xóa sạch tích thẻ sau khi vòng tứ kết hoàn thành. Quyết định này giúp cho cầu thủ gia tăng khả năng được tham dự trận đấu chung kết quan trọng.
Trừ trường hợp anh ta dính thẻ đỏ trực tiếp trong 2 lượt bán kết hoặc nhận án phạt nặng nhiều hơn 1 trận sau khi bán kết 1 kết thúc thì mới lỡ đêm chung cuộc.
4. Luật treo giò Ngoại hạng Anh
Tại giải đấu hấp dẫn nhưng cũng khắc nghiệt nhất hành tinh Ngoại hạng Anh, luật áp dụng có phần khác so với nguyên bản.
Giai đoạn trước 2017/2018 các đội bóng dường như phải gồng mình, luôn có lực lượng dự phòng tương đối chất lượng để chuẩn bị bù lấp vị trí đá chính bị treo giò. Thì từ 2018/2019 tới nay, các thẻ vàng đã được tính riêng biệt, không còn gộp chung với các cúp FA, liên đoàn Anh EFL Carabao như trước nữa. Điều này phần nào giúp các câu lạc bộ giảm tải được áp lực khi các nhân tố chính ăn thẻ, dính án phạt.
Tuy nhiên, nếu cầu thủ nhận thẻ đỏ trực tiếp thì vẫn có hiệu lực trên mọi giải đấu. Ngoài ra, các cầu thủ vẫn sẽ bị cấm thi đấu nếu số thẻ vàng nhận trong một giai đoạn quá nhiều. Đây cũng chính là hình thức tính thẻ đỏ gián tiếp tại Ngoại hạng Anh:
- 5 thẻ vàng trên 19 lượt trận.
- 10 thể vàng trên 32 lượt trận.
- 15 thẻ vàng trong cả mùa giải.
Lưu ý, trường hợp thẻ vàng thứ 15 nhận trong trận đấu cuối cùng thì cầu thủ đó sẽ phải chịu án phạt trong trận đầu của mùa giải năm kế tiếp.
Điểm thú vị là các câu lạc bộ chủ quản có thể kiến nghị, kháng cáo lên cơ quan quản lý. Nếu lý do đưa ra hợp lý, họ sẽ được xem xét giảm án phạt cho cầu thủ của mình. Ví dụ điển hình là trường hợp Son Heung-min của câu lạc bộ Tottenham Hotspur. Ban lãnh đạo đội đã kháng cáo chiếc thẻ đỏ mà tiền đạo này phải nhận trong trận derby thành London với The Blues.
Sự sốt sắng của CLB chủ quản là điều dễ hiểu khi tổng bàn thắng tại Ngoại hạng Anh của Son Heung-Min đứng TOP đầu các chân sút săn bàn mùa này. Tuy nhiên, việc kháng cáo bất thành do trước đó anh ta đã nhận án phạt, bị truất quyền thi đấu do phạm lỗi khiến tiền vệ Andre Gomes gãy chân. Ủy ban kỷ luật của ra thông báo giữ y án, cấm thi đấu 3 trận cuối 2019 và đầu 2020 trong khuôn khổ giải.
5. Luật treo giò V-League hiện đang thực hiện ra sao?

V-League: Bị treo giò trong bóng đá là gì?
Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam đã nhận quá nhiều chỉ trích về việc buông lỏng quản lý. Ban tổ chức để cho các cầu thủ, ban huấn luyện, cổ động viên, thậm chí cả tổ trọng tài mặc sức có những hành động bạo lực, vô văn hóa, bao che, dàn xếp tỷ số. Gần đây VFF cũng đã có những nỗ lực cải tổ bộ máy, nâng cao giải đấu bằng việc đưa ra một loạt các án phạt cảnh cáo, cấm thi đấu và cả phạt nguội bằng tiền mặt.
Tuy nhiên, nhận định chung của tất cả những người hâm mộ là ban tổ chức giải đấu quản lý quá yếu kém. Thực tế họ biết hết nhưng vẫn để những lợi ích cá nhân chi phối. Để tiến lên con đường chuyên nghiệp như người hàng xóm Thái Lan. Có lẽ nền bóng đá nước nhà còn cả một chặng đường dài tự đổi mình.
6. Án treo giò rình rập nhiều ngôi sao ở những giải đấu lớn

Miễn án treo giò là gì?
Dù muốn hay không thì các án phạt là điều cần thiết. Nhưng việc này cũng khiến các đội bóng tham gia giải đấu lớn, có sức cạnh tranh cao chịu nhiều áp lực về mặt nhân sự hơn.
Điển hình như kỳ World Cup 2022 vừa qua, FIFA quy định cầu thủ dự World Cup nhận 2 thẻ vàng sẽ bị cấm thi đấu trận kế tiếp. Các đội bóng ngoài việc dốc sức vượt qua tứ kết, một loạt các ngôi sao hàng đầu còn phải cố gắng bằng mọi giá tránh ăn thẻ để không bị cấm thi đấu ở bán kết.
Như Hà Lan có Matthijs de Ligt, Nathan Ake, Frenkie de Jong và Teun Koopmeiner đều nhận một thẻ vàng. Brazil có Fred, Bruno Guimaraes hoặc Eder Militao. Bồ Đào Nha có Bruno Fernandes, Danilo Pereira, Ruben Neves, Joao Felix và Ruben Dias. Còn rất nhiều những cái tên khác nữa.
Những cầu thủ chủ chốt, ngôi sao hàng đầu của các đội bóng luôn phải thi đấu rất chừng mực, tránh những va chạm không cần thiết. Đây cũng là điểm sáng mà các án phạt mang lại cho bộ môn thể thao vua. Luôn giữ cho môi trường sân cỏ được an toàn, văn minh và công bằng nhất.
7. Top 5 Án treo giò cầu thủ nổi tiếng trên thế giới
Dưới đây là 5 cầu thủ nổi tiếng dính án kỷ luật của FIFA nặng nhất

Treo giò là gì? Ngôi sao có được miễn án phạt?
#1. Emerson Carioca tụt quần ăn mừng bàn thắng
Tại giải hạng 2 Brazil, Emerson Carioca đã ghi bàn thắng quyết định vào lưới Marica, giúp Sampaio Correa thăng hạng. Có thể do quá phấn khích mà cầu thủ này đã chạy thẳng vào khu kỹ thuật của đội bóng đối phương ăn mừng đầy khiêu khích. Dường như cảm thấy cởi áo là chưa đủ, cầu thủ này đã có một quyết định rất bạo. Anh ta đã cởi luôn cả quần sóc lẫn quần trong, đung đưa vùng nhạy cảm của mình về phía đội bạn.
Hành động này của Carioca đã dẫn đến một vụ ẩu đả trên sân. Sau khi họp, ban tổ chức giải đấu đã quyết định treo giò cầu thủ này 8 trận dù anh ta đã chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ mới Portuguesa Carioca.
#2. Trung vệ Jose Gimenez xúc phạm trọng tài

Thẻ đỏ treo giò mấy trận?
Có lẽ do quá bức xúc vì bị loại, một số cầu thủ đội tuyển quốc gia Uruguay đã bủa vây lấy trọng tài, đưa ra những lời khó nghe với ông Siebert. Sự việc đi xa hơn khi trung vệ Gimenez được cho là đã hành hung một một quan chức của FIFA.
Cầu thủ này đứng trước nguy cơ chịu án phạt theo điều 11, 12 trong Bộ luật xử phạt của Liên đoàn bóng đá thế giới. Cụ thể là, anh ta có nguy cơ bị cấm thi đấu lên đến 15 trận cho câu lạc bộ hoặc đội tuyển quốc gia.
#3. Kolo Toure dương tính với ma túy
Thời điểm Kolo Toure đang thi đấu cho Man xanh, cầu thủ này nhận án phạt cấm thi đấu trong 6 tháng sau khi bị phát hiện dương tính với ma túy trong cuộc kiểm tra doping đột xuất của FIFA. Lệnh cấm dành cho cựu ngôi sao của pháo thủ bắt đầu từ ngày 2 tháng 3.
Vì vậy, cầu thủ này chỉ có thể quay lại sân khi mùa giải mới bắt đầu. Anh ta đã cố gắng biện minh cho mình với lý do dùng thuốc giảm cân vợ mua cho.
#4. Diego Maradona dương tính với ma túy
Ngoài Pele, có lẽ chỉ Maradona mới có thể được coi là cầu thủ xuất sắc nhất thời đại. Tài năng, thành công của cậu bé vàng là điều không thể tranh cãi. Tuy nhiên, đời tư của hảo thủ Argentina này quá hỗn loạn, sóng gió và thị phi. Trong giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp tại Napoli, cầu thủ này đã bị cấm thi đấu 15 tháng do liên quan tới việc sử dụng ma túy.
#5. Eric Cantona lỗi bạo lực
Đội trưởng của MU là một người lắm tài nhiều tật. Đôi lúc anh đã làm khó đội nhà khi không kiềm chế được cái tính nóng nảy của mình. Giai đoạn mùa giải 1995/1996, cầu thủ này đã tung cước thẳng vào mặt một cổ động viên của Crystal Palace khi anh bị người đó xúc phạm. FA đã quyết định cấm anh thi đấu trong 9 tháng, phạt tiền 10,000 bảng Anh và buộc lao động công ích 120 giờ.
Tổng kết
Đến đây có lẽ bạn đọc cũng đã nắm rõ khái niệm treo giò là gì. Vì sao cùng số thẻ nhận được mà ở mỗi giải đấu cầu thủ sẽ nhận án phạt khác nhau. Cũng như những trường hợp được xóa thẻ, giảm án trong các giải đấu lớn.